Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Hết thời của Thi nhân


Cách đây đã nhiều năm, mình đọc được (người ta viết thế) một bài thơ của robot làm như sau:

Đêm đen như bộ lông mèo
Cánh đêm chập choạng quệt vào không gian
Một người du mục lang thang
Dưới trời sương lạnh, sức tàn về đâu…

…v.v… nói chung là tạm chấp nhận được.

Bẵng đi từ bấy đến giờ, mình không có dịp quan tâm đến "sự nghiệp làm thơ" của giới robot nữa.

Bất chợt gần đây, thấy nhiều bạn quan tâm đến việc làm "thơ máy" theo chương trình trên máy tính. Vậy là mình cũng vào để thử xem sao. Đơn giản thôi, mình nhập một số từ trong bài ca dao dân gian quen thuộc "Bao giờ cho đến tháng ba…", và đây là một vài kết quả:

Bao giờ ếch rắn cào cào
Hùm heo lươn trúm dâng cao quả hồng
Chín mươi chuột chộp mặn nồng
Cá rô bồ bắt sương hồng diều hâu

Bao giờ ếch rắn hùm đâu
Lợn lươn trúm chuột con trâu cào cào
Quả hồng bồ chộp hôm nao
Chín mươi thóc giống rì rào cá rô


Tháng ba ếch rắn hùm tha
Lợn đồng ngoài biếu con gà tám mươi
Lông bao giờ đến cắn người
Nằm chai rượu trước vui tươi quả hồng

Ha ha… Và còn nhiều kết quả khác nữa… Nhưng theo mình nhận xét thì rõ ràng việc máy tính làm thơ sẽ đem lại rất nhiều phút giây thư giãn cho con người

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Tào lao phương ngữ Bắc- Nam


Mình là người miền Trung, lại ở mãi trên vùng núi. Cái dạo nổi hứng chu du muốn ra Bắc vào Nam một chuyến. Thế là mình nhận được một số thông tin tư vấn về cách ăn cách nói cách hiểu khi vào trong Nam . Xin mạn phép chia sẻ ra đây, có gì sai sót hoặc thiếu thừa gì mong bà con xa gần chỉ giáo thêm…



- Thấy cái gì không bình thường, ta hay nói là "kỳ lạ". Khi đem chia nhau, miền Bắc sẽ gọi là "lạ", còn ở miền Nam thì gọi là "kỳ". Nhưng khi nghe thấy người ta gọi Bắc Kỳ và Nam Kỳ thì bạn cứ yên tâm, không có gì "kỳ lạ" ở đây cả. Bạn còn phát hiện ra có một số cặp từ khác cũng được phân chia công bằng cho cả 2 miền, ví như "hình/ ảnh", "té/ ngã" v.v…

- Bạn sẽ thấy có một điều hơi khó hiểu ở đây. Đấy là khi bạn hỏi mua một chục quả xoài chẳng hạn, người bán sẽ đưa cho bạn 12 quả. Nhưng nếu bạn nói với họ rằng một năm có một chục tháng, thì họ lắc đầu tội nghiệp cho rằng bạn đã đếm sai…

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

PGS.TS. Nhà giáo Ưu tú Hoàng Lương trong lòng đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên

Vào lúc 16h45phút ngày 13-2-2015, tức ngày 25-12 năm Giáp Ngọ, PGS.TS, Nhà giáo Ưu tú Hoàng Lương trút hơi thở cuối cùng về nơi vĩnh hằng ở quê nhà xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Sự ra đi của thầy để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự mất mát lớn lao đối với anh em, bạn bè và đồng nghiệp ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi hơn 40 năm thầy làm việc và cống hiến. Xin thắp nén tâm nhang thay lời vĩnh biệt. Kính thầy siêu thoát, an giấc ngàn thu.


Ảnh chụp chung với ông Hoàng Lương ngày 02-12-2014

Sinh năm 1944 trong một gia đình người Thái ở vùng Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La) nổi tiếng -  một trong bốn Mường lớn ở Tây Bắc Việt Nam, anh thanh niên trẻ Hoàng Lương đã lên đường nhập ngũ trở thành chiến sĩ Trung đoàn 335 (Quân Khu Tây Bắc) tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và để lại một phần cơ thể ở chiến trường Bắc Lào. Đến năm 1971, người chiến sĩ ưu tú Hoàng Lương trúng tuyển vào học ngành Sử ở Khoa Lịch sử của Trường Đại học Tổng hợp nổi tiếng đương thời. Đam mê văn hóa Thái và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, anh sinh viên Hoàng Lương đã chọn học chuyên ngành Dân tộc học để rồi cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Thái và văn hóa các tộc người ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Cao- Boy... bất đồng ngôn ngữ

(Ảnh từ Facebook Cao Đông)

(Từ một status trên Facebook cá nhân… Xin mạn phép mượn tạm Nickname của mấy Friends làm gia vị! Đắc tội nhé!)

Nghe nói thuở Cao Đông còn đang hành nghề Cao- Bồi (Cowboy) và đang còn trẻ trai, sung sức gần bằng... bây giờ (Biệt danh chính xác là Cao- Boy, nói có sách- lấy cái pic trong Album của Cao lão làm chứng). Lãnh địa của Cao- Boy thời đó dĩ nhiên là ở Miền (Viễn) Tây Xứ Nghệ, và đương nhiên chàng Cao- Boy chẳng bỏ qua cơ hội tự kiêm thêm nghề buôn bò đem về miền xuôi bán...

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Chưa từng đến Nicaragua

(Ảnh từ internet)

Ngày 10/ 5/ 2010, qua sự giới thiệu từ một người bạn, mình nhận được email của bà Vicroria Tauli- Corpuz, Giám đốc điều hành Tebtebba (Trung tâm Quốc tế Người dân Bản địa Nghiên cứu Chính sách và Giáo Dục); Chủ tịch, Thường trực Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Bản địa.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thơ chồn chọn... lọc

(Ảnh từ internet)

Chiều hôm đó Hội nhậu chúng mình đang trên đường từ Trụ sở xã CC về bản Nh. để tham gia một cuộc nhậu, xe máy của anh Th. đã cán phải một con chồn trong lúc nó băng ngang đường. Con chồn bị tử vong nên cả hội nhậu quyết định đem theo xác nó về quán nhậu để giải phẫu tử thi… Sau cuộc nhậu, xét thấy tội nghiệp con chồn lắm lắm vì đã góp phần làm cho số vụ tai nạn giao thông gia tăng, nên có… thơ rằng:

Một lần đi nhậu dưới thôn
Xe anh giẫm phải con chồn lao ngang
Lông chồn bê bết máu loang
Bèn đem vào quán mụ Lằn ven thôn
Cùng nhau xúm vào làm chồn
Lùng kêu thêm bác trưởng thôn đến làm

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

"Bố bản" vào quán cà phê đèn mờ



(Ảnh từ internet)

Lâu rồi mình mới lại có dịp quay ra Hà Nội. Đợt này ra tham dự một cuộc Hội nghị với "bà con ta", thực ra nơi tổ chức là ở Hà Đông (nghe nói trước đây cũng có nhiều rừng và có cả sư tử hổ báo gì đấy) nhưng bây giờ trở thành Hà Nội rồi…

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Vĩnh biệt "Mo Mường"



Mình biết bác Vương Trung lần đầu tiên khi tình cờ tìm được cuốn "Mo khuôn" trong một thư viện. Là người Thái nên mình rất tâm đắc với những cứ liệu về "mo Thái" mà bác Vương Trung đã sưu tầm và giới thiệu...Mấy năm sau, được gặp bác Vương Trung trong một vài dịp Hội thảo, mình được dịp nói chuyện tâm tình và được bác coi như một người bạn…

Mắc nợ "Vua tiễu phỉ"



(Ảnh từ internet)

Lần đó, may mắn được gặp già Vừ Chông Pao, mình mang theo cái tư tưởng "ngựa non, dế cỏn" [xem cho kỹ, "dế" chứ không phải "dê" nhé] rút máy ảnh ra chụp cho già mấy nhát, đèn flash phát sáng tóa lóa, rồi còn xin chụp chung nữa… Già Pao mới nói: "Anh chụp thoải mái nhưng ở cùng quê (Nghệ An) nên cho già xin tấm ảnh nhé!" Mình cứ thế gật gù và hứa với già…

Gặp gỡ "Già làng của Tây Nguyên"



Từ hồi bé tẹo (1976), mình nhớ có dịp gặp và cùng bạn bè trò chuyện với Anh hùng Núp tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Mình chỉ nhớ được rằng, ông có dáng người thấp đậm, chắc nịch; da sẫm màu và nói tiếng Kinh lơ lớ. Ông không có chút nào giống với hình vẽ ở bài học "Bắn Pháp chảy máu" trong sách Tập Đọc mà mình từng đọc gần như thuộc làu. Thế nhưng, chỉ cần thoạt trông, ông đúng là con người "tốt bụng, hiền lành, dễ gần, dễ mến" như trong bài viết dưới đây.