Vào lúc 16h45phút ngày 13-2-2015, tức ngày 25-12
năm Giáp Ngọ, PGS.TS, Nhà giáo Ưu tú Hoàng Lương trút hơi thở cuối cùng về nơi
vĩnh hằng ở quê nhà xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Sự ra đi của thầy
để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự mất mát lớn lao đối với anh em, bạn bè và
đồng nghiệp ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi hơn 40 năm thầy
làm việc và cống hiến. Xin thắp nén tâm nhang thay lời vĩnh biệt. Kính thầy
siêu thoát, an giấc ngàn thu.
Sinh
năm 1944 trong một gia đình người Thái ở vùng Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La) nổi
tiếng - một trong bốn Mường lớn ở Tây Bắc Việt Nam, anh thanh niên trẻ
Hoàng Lương đã lên đường nhập ngũ trở thành chiến sĩ Trung đoàn 335 (Quân Khu
Tây Bắc) tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và để lại một phần cơ thể
ở chiến trường Bắc Lào. Đến năm 1971, người chiến sĩ ưu tú Hoàng Lương trúng
tuyển vào học ngành Sử ở Khoa Lịch sử của Trường Đại học Tổng hợp nổi tiếng
đương thời. Đam mê văn hóa Thái và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
anh sinh viên Hoàng Lương đã chọn học chuyên ngành Dân tộc học để rồi cống hiến
cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Thái và văn hóa các
tộc người ở Việt Nam.
Trong
suốt 40 năm công tác ở Bộ môn Dân tộc học thuộc Khoa Lịch sử trước đây và Bộ
môn Nhân học hôm nay, PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương đặc biệt quan tâm đến ba lĩnh
vực then chốt tạo nên tên tuổi Hoàng Lương trong giới chuyên
môn và công chúng. Hướng thứ nhất là văn hóa các tộc người thuộc ngữ hệ Hán -
Tạng và những tri thức khoa học của ông về dân tộc La Chí đã trở thành cầu nối
đưa ông sang Mỹ chia sẻ và trao đổi với nhiều nhà khoa học Mỹ.
Hướng thứ hai là nghiên cứu về văn hóa của các tộc người thuộc ngữ hệ Thái. PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương đã đóng vai trò trụ cột, dẫn dắt một hướng nghiên cứu, là một trong những trụ cột sáng lập Chương trình Nghiên cứu Thái (Thai Studies), đã tham gia tổ chức thành công 6 hội nghị quốc gia về nghiên cứu Thái Việt Nam. Một vấn đề quan trọng mà PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương muốn trả lời và đã trả lời rất hay là về lịch sử hình thành và phát triển của tộc người Thái ở ViệtNam .
Đặt văn hóa Thái trong mối quan hệ tương tác với văn hóa của các tộc người
trong khu vực như nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme và Việt-Mường, PGS.TS.NGƯT Hoàng
Lương tìm cách chứng minh tính bản địa của một bộ phận người
Thái ở Việt Nam từ cả góc độ chủ thể (một người Thái đích thực) và khách thể
(một nhà khoa học dân tộc học đầy tài năng).
Hướng thứ ba là lễ hội của các tộc người thiểu số ở ViệtNam . Với hướng
nghiên cứu này, PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương đặc biệt đam mê các lễ nghi nông
nghiệp, nhất là các nghi lễ cầu mùa, trong đó ông đào sâu vào các nghi lễ phồn
thực - những tín ngưỡng quan trọng nhất trong hoạt động nông nghiệp truyền
thống. Chính vì lẽ đó, đồng nghiệp và bạn bè vẫn thường mệnh danh ông lànhà
phồn thực học.
Các kết quả nghiên cứu của ông đã được trình bày ở nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước, được kết tinh thành gần 130 bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và sách chuyên khảo dân tộc học có giá trị cho các thế hệ học trò như: Hoa văn Thái. Nxb Văn hoá Dân tộc (1988)
Lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ViệtNam (các
tỉnh phía Bắc). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2002)
Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống một số dân tộc ở Tây Bắc ViệtNam . Nxb Văn hoá Dân tộc
(2004)
Văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc ViệtNam . Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội (2005)
Đối với PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương, kết quả nghiên cứu luôn được gắn với đào tạo và phục vụ đào tạo. Trên nền tảng tri thức khoa học về người Thái, văn hóa Thái và văn hóa các dân tộc thiểu số, PGS.TS.NGƯTHoàng Lương đã hướng dẫn thành công hàng trăm sinh viên, HVCH và NCS chuyên ngành Dân tộc học/ Nhân học và các chuyên ngành liên quan khác. Trong số các môn học ông đã dạy ở bậc đại học và sau đại học có nhiều môn ông đã theo đuổi cả cuộc đời, ví dụ như:
Hướng thứ hai là nghiên cứu về văn hóa của các tộc người thuộc ngữ hệ Thái. PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương đã đóng vai trò trụ cột, dẫn dắt một hướng nghiên cứu, là một trong những trụ cột sáng lập Chương trình Nghiên cứu Thái (Thai Studies), đã tham gia tổ chức thành công 6 hội nghị quốc gia về nghiên cứu Thái Việt Nam. Một vấn đề quan trọng mà PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương muốn trả lời và đã trả lời rất hay là về lịch sử hình thành và phát triển của tộc người Thái ở Việt
Hướng thứ ba là lễ hội của các tộc người thiểu số ở Việt
Các kết quả nghiên cứu của ông đã được trình bày ở nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước, được kết tinh thành gần 130 bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và sách chuyên khảo dân tộc học có giá trị cho các thế hệ học trò như: Hoa văn Thái. Nxb Văn hoá Dân tộc (1988)
Lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt
Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống một số dân tộc ở Tây Bắc Việt
Văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc Việt
Đối với PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương, kết quả nghiên cứu luôn được gắn với đào tạo và phục vụ đào tạo. Trên nền tảng tri thức khoa học về người Thái, văn hóa Thái và văn hóa các dân tộc thiểu số, PGS.TS.NGƯTHoàng Lương đã hướng dẫn thành công hàng trăm sinh viên, HVCH và NCS chuyên ngành Dân tộc học/ Nhân học và các chuyên ngành liên quan khác. Trong số các môn học ông đã dạy ở bậc đại học và sau đại học có nhiều môn ông đã theo đuổi cả cuộc đời, ví dụ như:
Dân tộc học đại cương
Các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Tạng - Miến
Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Luật tục các dân tộc ở Việt Nam
Ngôn ngữ tộc người ở ViệtNam và Đông Nam
Á
Ngoài ra, PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương còn là người có nhiều đóng góp thiết thực vào việc truyền bá chữ Thái cổ cho các nhà khoa học trẻ và sinh viên nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn muốn tìm hiểu về văn tự và văn hóa Thái.
Ngôn ngữ tộc người ở Việt
Ngoài ra, PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương còn là người có nhiều đóng góp thiết thực vào việc truyền bá chữ Thái cổ cho các nhà khoa học trẻ và sinh viên nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn muốn tìm hiểu về văn tự và văn hóa Thái.
Trong
các bài giảng, PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương không chỉ truyền thụ tri thức thông qua
chất giọng truyền cảm, cuốn hút người nghe, mà ông còn luôn khơi dậy nhiệt
huyết và niềm đam mê khoa học ở người học. Chính bởi vậy, ông là một nhà giáo
có nhiều sinh viên, được nhiều sinh viên biết, yêu mến và muốn học ông. Trong
đó có nhiều người nhờ có ông dẫn dắt mà đã giành được những thành công trong sự
nhiệp chuyên môn.
Quá trình xây dựng ngành Nhân học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung cũng in đậm dấu ấn của ông. Với một niềm đam mê, đầy nhiệt huyết, khi là chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học (1997-2002), ông đã khơi nguồn cho việc xây dựng ngành Nhân học. Trên nền tảng đó, các đồng nghiệp của ông đã tiếp nối để rồi Bộ môn Nhân học ra đời và sau đó ông tiếp tục làm chủ nhiệm Bộ môn Nhân học (2007-2009) ở Trường Đại học Khoa học Xã hội. Hiện nay, Bộ môn Nhân học trực thuộc Trường đã có nhiều sinh viên, HVCH và NCS theo học, đặc biệt ngày càng thu hút nhiều sinh viên, HVCH và NCS là người nước ngoài.
Quá trình xây dựng ngành Nhân học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung cũng in đậm dấu ấn của ông. Với một niềm đam mê, đầy nhiệt huyết, khi là chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học (1997-2002), ông đã khơi nguồn cho việc xây dựng ngành Nhân học. Trên nền tảng đó, các đồng nghiệp của ông đã tiếp nối để rồi Bộ môn Nhân học ra đời và sau đó ông tiếp tục làm chủ nhiệm Bộ môn Nhân học (2007-2009) ở Trường Đại học Khoa học Xã hội. Hiện nay, Bộ môn Nhân học trực thuộc Trường đã có nhiều sinh viên, HVCH và NCS theo học, đặc biệt ngày càng thu hút nhiều sinh viên, HVCH và NCS là người nước ngoài.
Với
tri thức uyên thâm và uy tín cá nhân, ông đã được mời làm ủy viên Hội đồng Di
Sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2004-2009 và là hội viêncủa nhiều hiệp
hội nghề nghiệp chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài như Hội Dân tộc học và
Nhân học Việt Nam, Hội Nghiên cứu Văn hóa dân gian, Hiệp hội nghề Dệt thế giới,
v.v.
Với
những cống hiến không mệt mỏi trên nhiều lĩnh vực, ông được Nhà nước vinh danh
và trao nhiều chức danh, giải thưởng cao quý: Phó Giáo sư; Nhà giáo ưu
tú; Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương
Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Huy
chương Vì sự nghiệp Khoa học Xã hội - Nhân văn.
Khi
nghĩ về PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương, đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên không chỉ
nhắc đến những đỉnh cao trong nghiên cứu và đào tạo, mà còn nhớ tới ông như một
lãng tử tài hoavới một tâm hồn nghệ sỹ đầy chất Thái. Những tiếng
sáo ông thổi, những bản tình ca Tây Bắc ông hát một thời ở ký túc xã Mễ Trì vẫn
còn vang vẳng đâu đây trong ký ức của nhiều đồng nghiệp và bạn bè. Chất nghệ sỹ
trong ông làm cho tình yêu của ông càng nóng bỏng, nồng cháy đến hết mình chỉ
để dành cho cái đẹp. Ông ngưỡng mộ cái đẹp, đam mê cái đẹp, hướng tới cái đẹp
và luôn thể hiện nó trong các công trình nghiên cứu và bài giảng của ông.
Sáng
hôm thứ Tư (ngày 11 tháng 02 năm 2015), ông vẫn còn thức dậy từ rất sớm để viết
tiếp những vấn đề khoa học mà ông ấp ủ, thế mà giờ đây ông đã mãi mãi rời xa
chúng ta sau một cơn đau tim nặng. Ông về cõi vĩnh hằng nhưng đồng nghiệp
và các thế hệ học trò vẫn thấy luôn có ông bên cạnh như là một
đồng nghiệp rất đáng tin cậy và là người thầy rất đáng kính trọng.
Hình ảnh ông sẽ sống mãi trong tâm khảm của họ và của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét