Trong quan niệm về vũ trụ
quan của người Thái có sự tồn tại của hai thế giới: thế giới thực gồm sự sống
của con người và muôn loài mà con người thấy được; và thế giới hư vô là lực
lượng quyết định sự thăng trầm trong thế giới thực. Trong thế giới hư vô, khái
niệm “phi” được coi là linh hồn của thế giới thực tại.
“Nặm Tốc Tát” tức là thác nước rơi, như từ trên trời xuống, thuộc địa phận xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Dòng thác được bắt nguồn từ trên núi cao thuộc huyện Trạm Tấu, đây được coi là đường lên trời của những linh hồn người khi qua đời để tiếp tục sống ở một thế giới khác theo quan niệm của người Thái Đen Tây Bắc. Dưới chân “Nặm Tốc Tát” có một bãi đá cổ hàng vạn tảng, được gọi là “Đông quái hà” (Rừng trâu chết hàng loạt). Tương truyền đây là phần xác của những con trâu dùng làm vật tế trong các đám ma hóa thành, còn phần hồn của trâu đã theo chủ đi lên Mường Trời.Trong khu vực “Đông quái hà”, trâu đá to nhất là của hai vợ chồng Tạo Xuông, người có công đưa người Thái Đen thiên di từ phương Bắc vào Việt Nam từ thế kỷ 11. Trâu đá nhỏ hơn là của Tạo Lò, con trai của ông bà Tạo Xuông, là người tiếp tục sự nghiệp của cha xây dựng nên đất Mường Lò rộng lớn phì nhiêu. Khu vực “ Nặm Tốc Tát” này được coi là nơi thờ trâu, tế trâu của người Thái Mường Lò.
Người Thái ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) có quan niệm khi con người qua đời linh hồn sẽ bám vào dây khau cát- dây sắn rừng, lội ngược dòng “Nặm Tốc Tát”- dòng nước gột rửa sạch sẽ những bụi trần rồi mới lên được cõi trời…
“Nặm Tốc Tát” tức là thác nước rơi, như từ trên trời xuống, thuộc địa phận xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Dòng thác được bắt nguồn từ trên núi cao thuộc huyện Trạm Tấu, đây được coi là đường lên trời của những linh hồn người khi qua đời để tiếp tục sống ở một thế giới khác theo quan niệm của người Thái Đen Tây Bắc. Dưới chân “Nặm Tốc Tát” có một bãi đá cổ hàng vạn tảng, được gọi là “Đông quái hà” (Rừng trâu chết hàng loạt). Tương truyền đây là phần xác của những con trâu dùng làm vật tế trong các đám ma hóa thành, còn phần hồn của trâu đã theo chủ đi lên Mường Trời.Trong khu vực “Đông quái hà”, trâu đá to nhất là của hai vợ chồng Tạo Xuông, người có công đưa người Thái Đen thiên di từ phương Bắc vào Việt Nam từ thế kỷ 11. Trâu đá nhỏ hơn là của Tạo Lò, con trai của ông bà Tạo Xuông, là người tiếp tục sự nghiệp của cha xây dựng nên đất Mường Lò rộng lớn phì nhiêu. Khu vực “ Nặm Tốc Tát” này được coi là nơi thờ trâu, tế trâu của người Thái Mường Lò.
Người Thái ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) có quan niệm khi con người qua đời linh hồn sẽ bám vào dây khau cát- dây sắn rừng, lội ngược dòng “Nặm Tốc Tát”- dòng nước gột rửa sạch sẽ những bụi trần rồi mới lên được cõi trời…
Ngày 25/ 6/ 2008 trong
chuyến đi thăm Nặm Tốc Tát, mình cùng mọi người đua nhau bám theo những bậc,
những hõm, những hốc đá để lòng vòng tìm cách leo đến được những hũm nước rơi,
lên được càng cao càng tốt. Rồi cùng nhau ngồi nghỉ bên vũng thác nước rơi, tuy
mệt nhưng mà vui…
Thế rồi, một ông già tóc
bạc tên là Hà Ngọc Kín đang ngà ngà rượu từ bữa cơm trưa, đột nhiên có cảm hứng
muốn được giới thiệu về những địa danh đang trải ra dưới tầm mắt… Thế là rất
nhanh, ông Kín đã hì hục leo tiếp lên đến cái mỏm đá chơ vơ cao tít. Sợ lỡ ra
không may ông mà sảy chân một cái thì sẽ "bay tự do" cả mấy trăm
thước xuống vực sâu bên dưới nên mình cùng với một vài người nữa phải hộc tốc
bám theo, trong số đó có cả "em" Thanh Châu (phải thêm ngoặc kép vào
để bảo hiểm cho chữ "em" kẻo có người không thích…). Phải công nhận,
"em" Thanh Châu nhìn vóc người bé bé, lại là dân Hà Nội nhưng leo núi
cũng giỏi ra trò… Hóa ra mình lại có cơ may được chụp chung bức ảnh với
"em" Thanh Châu ngay trên đỉnh núi gió vi vu lồng lộng cả một khoảng
trời…
Sau khi tan bớt cơn hứng
khởi, ông Kín đã cùng mọi người bám theo từng cây thông non đi xuống theo hướng
sườn núi bên kia đã thoải hơn… Mình không thể nói thêm về những cảm nhận
"khó tả" trong chuyến leo núi bất dắc dĩ nhưng vô cùng thú vị và đáng
nhớ vì tự dưng lại được "song hành" cùng với "em" Thanh
Châu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét