(Ảnh từ internet)
Lần đó, may mắn được
gặp già Vừ Chông Pao, mình mang theo cái tư tưởng "ngựa non, dế cỏn"
[xem cho kỹ, "dế" chứ không phải "dê" nhé] rút máy ảnh ra
chụp cho già mấy nhát, đèn flash phát sáng tóa lóa, rồi còn xin chụp chung nữa…
Già Pao mới nói: "Anh chụp thoải mái nhưng ở cùng quê (Nghệ An) nên cho
già xin tấm ảnh nhé!" Mình cứ thế gật gù và hứa với già…
Không ngờ đây là cái
máy ảnh SONY mà mình đã nín thở mua thay cho cái CANON đang trong quá trình
điều trị vì trục trặc kỹ thuật… Do không chịu "đọc kỹ hướng dẫn trước khi
dùng" nên loạt ảnh chụp cho già Pao bị hỏng hoàn toàn…
Không thể "khắc
phục hậu quả", mình ngượng quá nên trốn biệt liền mấy năm, mãi cho đến khi
lại được chụp chung ảnh với già Pao…
Già Vừ Chông Pao còn gọi là Vừ Lầu Pó, là người dân tộc H'Mông, sinh ngày 1/ 9/ 1930, tại bản Mường Ải, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Già sinh ra và lớn lên ở nơi biên ải giáp ranh Việt Nam- Lào, là vùng “phên giậu” của Tổ quốc, quanh năm hạt gạo hạt bắp không đủ nuôi sống con người. Mới 15 tuổi, Vừ Chông Pao đã bộc lộ tố chất của một thủ lĩnh nơi đại ngàn.
Năm
thực dân Pháp cùng bọn thổ phỉ đánh mạnh ở vùng biên giới Kỳ Sơn, Vừ Chông Pao
cùng 2 người bạn đứng ra thành lập đội du kích, vũ khí ban đầu là súng kíp tự
tạo, thuốc súng tự sáng chế.
"Năm
1950 từ giữ chức trưởng công an xã Na Ngoi, rồi đến Ủy viên BCH huyện Tương
Dương đặc trách tại Kỳ Sơn, ngày 2/ 9/ 1954, già vinh dự thay mặt đồng bào các
dân tộc thiểu số huyện nhà ra Hà Nội đón Bác Hồ về thủ đô. Nhắc đến Bác Hồ, ký
ức vẫn còn gợi nhớ trong tâm trí già. Được gặp Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, nói chuyện suốt 2 tiếng. Cái đầu không nhớ hết, không hiểu hết. Chỉ in
sâu một lời duy nhất: “Muốn thắng giặc, 54 dân tộc anh em phải đoàn kết. Như
một bó đũa từng chiếc một thì nhỏ, nhưng kết lại thành một bó to, sẽ tạo thành
một sức mạnh khổng lồ”. Cái lý đó đối với người Mông ta thật đơn giản và dễ
hiểu. Cái dạ cũng sáng ra...” - già Vừ Chông Pao nhớ lại.
Năm
1960, Kỳ Sơn tách huyện, cái khó khăn gian khổ của huyện non trẻ không kể hết.
Bọn phỉ lại một lần nữa được đế quốc Mỹ xúi giục phía sau, hỗ trợ đánh vào biên
giới các huyện Miền Tây xứ Nghệ. Lúc này “tướng phỉ” Vàng Pao dụ dỗ, mua chuộc
bà con. Nhiều bản gần như toàn bộ đi theo phỉ.
Lúc
đó, với cương vị là Chủ tịch MTTQ huyện Kỳ Sơn, già Vừ Chông Pao lại được ra Hà
Nội dự lễ kỷ niệm Quốc khánh, được gặp Bác Hồ và Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại buổi
gặp, Bác đã nói để già Pao hiểu muốn diệt nạn nổi loạn, diệt phỉ thì phải hiểu
kẻ thù thực sự của ta là đế quốc, chứ không phải là những người dân đi theo
phỉ.
Hiểu
lời dạy của Bác, khi về đến Kỳ Sơn, già đã tổ chức một cuộc họp suốt 3 ngày,
truyền đạt lại lời dặn của Bác Hồ. Già phân công cán bộ đến tận các bản làng
gặp mặt các già làng trưởng bản, vận động bà con các dân tộc đoàn kết, tập
trung vào những gia đình có người theo phỉ.
Phong
trào vào rừng gọi người thân trở về lan truyền rộng, những người theo phỉ đã
lần lượt trở về làm ăn lương thiện. Đoàn kết chính là sức mạnh lòng dân, là
chân lý vững chắc, già đã biết phát huy tinh thần ấy tạo thành sức mạnh rộng
lớn, làm tan rã tổ chức phỉ Châu Phà.
Trong
toán thuộc hạ đắc lực và thân tín của Giàng Xay Xua có Lỳ Vả Chinh là chồng của
Vừ Y Lầu. Dù là chị họ và đang làm Hội trưởng Hội Phụ nữ xã nhưng vì không ngăn
chồng theo giặc nên lâu nay ông Pao cắt tình và không qua lại. Thế nhưng để
thực hiện được kế hoạch dân vận của mình, ông Pao đã quyết định nối lại tình cảm
chị em. Ông đến nhà Vừ A Lầu bảo: “Lâu nay cái bụng tôi ghét chị là do chồng
chị đi theo Châu Phà. Chị là cán bộ phụ nữ xã mà chị để chồng chị đánh giết
người H'Mông chẳng còn ai cả. Chị phải vào rừng gọi chồng chị về thôi chứ không
bộ đội đông lắm, có đến 600 quân. Chồng chị không chống lại được đâu".
Nghe phải, Vừ Y Lầu tất tả vào rừng tìm chồng nhưng cả 2 lần đều bó tay vì Lỳ
Vả Chinh rất ngoan cố. Lần thứ 3 vào gặp chồng, Vừ Y Lầu liền hỏi: “Mày bảo
Châu Phà là vua trời, xuống giúp đỡ người Mông ta nhưng sao tao thấy Châu Phà
toàn đốt bản, bắn dân, bắn cả bộ đội nữa. Mày mau về mà hưởng khoan hồng nếu
không khi bộ đội tiến công vào thì lại bỏ xác trong rừng thôi”. Lỳ Vả Chinh
nghe theo lời vợ bỏ rừng về hàng. Không những thế, Vả Chinh còn gọi thêm 58 tên
phỉ khác về hàng theo. Giàng Xay Xua mất quân liền bỏ trốn.
Tưởng
hết Giàng Xay Xua sẽ được yên, nhưng năm 1970, Kỳ Sơn lại “nóng như chảo lửa”
với loạn phỉ. Vàng Pao là một tướng phỉ Lào tự xưng là vua Mèo và cho người đi
tuyên truyền, vận động, ép buộc người Mông ở biên giới Việt- Lào phải đi theo.
Cơm
đùm cơm nắm, Vừ Chông Pao lại tất tả lội bộ đến các bản làng vận động đồng bào
chống địch. Đi đến đâu ông cũng giải thích: “Chúng ta đều là đồng bào người
H'Mông, là người Kỳ Sơn, Nghệ An và là người Việt Nam. Đất nước đang giàu mạnh
mỗi ngày, cớ sao chúng ta lại chống phá đất nước?”. Rất nhiều già làng đã kêu
gọi con em trong bản bỏ giặc trở về.
Khi
Vàng Pao cho phi cơ thả 21 tên phỉ mang súng moóc- chê xuống biên giới Việt-
Lào để tìm đường vào Pù Hồi Nhúc, chủ tịch xã Nậm Cắn, Hờ Tống Dê và một dân
quân xã đã chạy bộ cả đêm gần 30 km về huyện báo cáo với ông Pao phối hợp cùng
bộ đội và nhân dân Kỳ Sơn nổ súng truy kích. Bọn phỉ quăng hết súng đạn bỏ
chạy. Tiếp đó, 11 tên phỉ được Vàng Pao cử từ huyện Mường Mộc sang thám thính
tại xã Nà Ngoi. Vừ Chông Pao chỉ đạo bắt gọn toàn bộ toán phỉ ở một hang đá
trên đỉnh Cao Pù Xay.
Loạn
phỉ tạm yên cho đến đầu năm 2000. Xay Phia, kẻ theo Vàng Pao trước đây lại nổi
lên cùng các thế lực phản động chống phá. Chúng ngang nhiên tập kích vào nhà
dân và trụ sở chính quyền để cướp lương thực, vũ khí. Không ít người dân và các
chiến sỹ đã bị sát hại khi chống trả. Cả Kỳ Sơn hoang mang khi hai chiến sỹ Và
Bá Giải, Đồn Biên phòng Tam Hợp, huyện Tương Dương và Và Tống Khư, Phó Trung
đội trưởng Trung đội dân quân xã Nậm Cắn lần lượt hi sinh.
Chứng
kiến những người dân và chiến sỹ bị sát hại nên dù đã bước vào tuổi xưa nay
hiếm, sức khỏe không còn vâm vam như thời trai trẻ, nhưng Vừ Chông Pao vẫn làm
đơn, quyết tiêu diệt hết những tàn dư của chúa phỉ Vàng Pao. Lại đến các bản
làng, cùng ăn, cùng ở với đồng bào, già Pao ngày đêm thuyết phục già làng
trưởng bản kêu gọi con em chống lại bọn phỉ.
Mưa
dầm thấm lâu, người dân đã hiểu ra và không tiếp viện cho bọn phỉ Xay Phia nữa.
Mất chỗ dựa từ dân, lũ phỉ tan rã dần và cuối cùng chỉ còn lại bảy tên và bị
lọt vào ổ phục kích của bộ đội ta trong một lần mò ra cướp lương thực của dân.
Một tên bị tiêu diệt, 6 tên bị bắt sống, 3 súng AK và 17 viên đạn bị thu giữ.
Nhưng cũng phải đến đầu năm 2008 cuộc chiến đấu với thổ phỉ kéo dài hơn 60 năm
của "thủ lĩnh đại ngàn" Vừ Chông Pao và đồng bào Mông ở Kỳ Sơn mới
kết thúc.
Từ
đó cái tên Vừ Chồng Pao, "vua tiễu phỉ", đã lan truyền trong dân bản,
tạo nỗi khiếp sợ cho bọn phỉ. Ký ức diệt phỉ của Vừ Chồng Pao được lan truyền
cho đến tận hôm nay.
Tổng hợp từ internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét