Từ thị trấn Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
ngược theo quốc lộ 215, du khách vượt qua các bản của đồng bào dân tộc ở các xã
Sơn Lư, Mường Mìn, Sơn Điện rồi tiếp tục đi theo tuyến đường đất dài gần 30km
để đến bản Chanh.
Gửi nhờ xe tại nhà dân, đi bộ khoảng 5km đường rừng thì tới chân núi Bó Cúng. Nơi đây có con suối Sia nước trong vắt và mát rượi, nhưng sự nổi tiếng của suối Sia là nhờ được làm bạn với một cái hang rất đẹp và thơ mộng, đó là hang Bản Chanh.
Gửi nhờ xe tại nhà dân, đi bộ khoảng 5km đường rừng thì tới chân núi Bó Cúng. Nơi đây có con suối Sia nước trong vắt và mát rượi, nhưng sự nổi tiếng của suối Sia là nhờ được làm bạn với một cái hang rất đẹp và thơ mộng, đó là hang Bản Chanh.
Hang Bản Chanh chỉ cách suối Sia chừng
chục mét, cửa hang khá hẹp nhưng trong hang không gian lại rộng rãi, thoáng
mát, sạch sẽ, đường cũng dễ đi. Những chùm thạch nhũ nhiều màu, lung linh soi
bóng nước làm cho du khách có cảm giác như cảnh tượng trước mắt đang hiện lên
từ trong một giấc mơ cổ tích thuở ấu thơ... Càng đi sâu vào hang, phong cảnh
càng thanh tịnh, khơi gợi trí tò mò của con người. Thạch nhũ từ cao thả xuống như suối tóc của cô gái,
lại có bãi đá nhỏ với các viên đá tròn như những viên bi trông rất đẹp. Bậc đá
lên từng nấc, hệt như những thửa ruộng bậc thang, trông ngoạn mục vô cùng...
Hiện nay, tuyến đường nối các huyện
miền núi phía Tây Thanh Hóa đang được thi công, trong đó có đoạn qua
gần hang Bản Chanh, tạo điều kiện thuận tiện cho du khách tới tham quan hang.
Huyện Quan Sơn cũng đang tập trung quy hoạch phát triển một số di tích và danh
lam thắng cảnh như cầu Phà Lò, động Năng Non, cửa khẩu quốc tế Na Mèo, hang Xa
Ná và hang Bản Chanh thành một quần thể danh thắng để phát triển du lịch. Tuy
nhiên, huyện vẫn cần tập trung kêu gọi các nhà đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa của đồng bào
Thái để trong thời gian không xa, hang Bản Chanh sẽ sớm được đưa vào danh sách
các tour du lịch…
Sầm Văn Bình (Bài đăng báo "Du
lịch")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét